noel giáng sinh vui vẻ
Thứ bảy, Tháng mười 12, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiDân sinhĐồng Nai: Hội thảo tìm giải pháp để voi chung sống hài...

    Đồng Nai: Hội thảo tìm giải pháp để voi chung sống hài hòa với người

    Hội thảo để tìm ra phương hướng, nhằm giảm thiểu “xung đột” giữa người và voi để bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân cũng như bảo tồn loài voi.

    Sáng ngày 30/8, tại tỉnh Đồng Nai, Bộ NN&PTNT phối hợp cùng UBND tỉnh Đồng Nai và tổ chức Humane Society International (HSI) – Tổ chức về bảo vệ động vật, đồng tổ chức Hội thảo đánh giá về Chương trình thí điểm trong công tác bảo tồn voi theo hướng chung sống hài hòa giữa voi và người.

    Tham dự tại hội thảo có nhiều đại biểu là những chuyên gia quốc tế và trong nước; đại diện lãnh đạo các Sở ngành của tỉnh Đồng Nai; đại diện lãnh đạo các địa phương; Lâm trường và Khu bảo tồn Thiên nhiên, Văn hóa Đồng Nai nơi có quần thể voi đang sống trong tự nhiên.

    Dân sinh - Đồng Nai: Hội thảo tìm giải pháp để voi chung sống hài hòa với người

    Đại biểu tham dự tại buổi hội thảo.

    Theo báo cáo tại buổi hội thảo, tỉnh Đồng Nai hiện có số lượng đàn voi với 27 con, sống chủ yếu ở Vườn Quốc gia Cát Tiên (huyện Tân Phú), Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu), huyện Định Quán và lâm phần thuộc Công ty Lâm nghiệp La Ngà.

    Số liệu trên được cập nhật với độ chính xác cao, do thu được từ bẫy ảnh được thực hiện bởi Tổ chức Humane Society International .

    Từ kết quả thu được, HSI đã tiến hành định dạng từng cá thể để đưa ra kết luận chính xác nhất đối với số lượng voi đang sống trong tự nhiên ở tỉnh Đồng Nai.

    Dân sinh - Đồng Nai: Hội thảo tìm giải pháp để voi chung sống hài hòa với người (Hình 2).

    Hình ảnh về voi được ghi lại từ bẫy ảnh do tổ chức HSI thực hiện.

    Được biết, trong thời gian qua đã có nhiều vụ “xung đột” giữa người dân và voi tại Đồng Nai, mà nguyên nhân là có sự chồng lấn về môi trường sống giữa voi và con người.

    Trước những vấn đề trên, tỉnh Đồng Nai đã có nhiều biện pháp như xây dựng hàng rào bằng điện hơn 70km tại nhiều địa điểm thuộc các địa phương như: Định Quán, Vĩnh Cửu để ngăn chặn đàn voi xâm hại đến tài sản, tính mạng của người dân cũng như bảo tồn cho loài vật này.

    Đại diện của HIS cho biết, quần thể voi hoang dã tại Việt Nam suy giảm mạnh từ khoảng 2.000 (cá thể) xuống còn khoảng 100-130 con trong vòng 4 thập niên gần đây.

    Hiện nay, tỉnh Đồng Nai là nơi sống của quần thể voi hoang dã lớn thứ hai trên cả nước. Do vậy, tỉnh Đồng Nai là một trong các tỉnh được ưu tiên cho công tác bảo tồn voi.

    Trong 2 năm qua, HSI đã thực hiện chương trình giám sát voi bằng bẫy ảnh để xây dựng một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác nhất.

    Theo đó, mỗi con voi đều có thẻ định dạng riêng gồm tên tiếng Việt, tuổi, giới tính, đặc điểm nhận dạng riêng nổi bật để phân biệt giữa các cá thể, đặc điểm thể trạng và từ đó có kết luận cá thể voi trên có thuộc nhóm/đàn nào hay không.

    Dân sinh - Đồng Nai: Hội thảo tìm giải pháp để voi chung sống hài hòa với người (Hình 3).

    2 chú voi trong môi trường tự nhiên tại tỉnh Đồng Nai. (Ảnh: HSI)

    Tại Hội thảo, Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: “Không giống như những can thiệp khác, dự án đặc biệt với HSI này cung cấp cho chúng tôi các giải pháp dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn.

    Từ quan điểm quản lý nhà nước, tôi đánh giá cao sự tham gia của nhiều bên liên quan mà dự án đã thu hút được bao gồm cộng đồng địa phương, các nhà nghiên cứu và chuyên gia bảo vệ động vật nhờ vậy mà tiếng nói của cả con người và động vật hoang dã được xem xét cẩn thận trong các khuyến nghị có tác động đến voi”.

    Dân sinh - Đồng Nai: Hội thảo tìm giải pháp để voi chung sống hài hòa với người (Hình 4).

    Chuyên gia nước ngoài góp ý kiến tại hội thảo.

    Bà Thẩm Hồng Phượng, Giám đốc Quốc gia của HIS đưa ra lời cảnh báo: “Quần thể voi của Việt Nam hiện nay quá nhỏ đến nỗi nếu chúng ta không hành động gấp rút để bảo vệ chúng, quần thể voi này sẽ phải đối mặt với khả năng tuyệt chủng thực sự.”

    Đây là sự cảnh báo nghiêm khắc không chỉ đối với công tác bảo tồn loài voi, mà còn với các loài động vật hoang dã, quý hiếm cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự suy giảm rất nhanh.

    Đại diện cho địa phương, nơi có quần thể voi lớn thứ 2 của Việt nam, Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết: “Tỉnh Đồng Nai chân thành cảm ơn Bộ NN&PTNT, Cục Kiểm lâm và Tổ chức HSI đã hỗ trợ kỹ thuật, tài chính để tỉnh Đồng Nai làm tốt công tác bảo tồn voi trong những năm qua.

    Tỉnh Đồng Nai cũng mong muốn là tỉnh đầu tiên áp dụng các sáng kiến mới trong nỗ lực bảo vệ các loài bị đe dọa, không chỉ riêng với loài voi. Từ đó, xây dựng và bảo đảm tỉnh Đồng Nai trở thành địa phương có hệ sinh học đa dạng, phong phú.“

    Việc giải quyết được vấn đề môi trường sống cho loài voi, cân bằng được những lợi ích giữa voi và người để từ đó tiến tới sự chung sống hài hòa là điều không dễ. Nhất là trong bối cảnh dân số phát triển nhanh, nhu cầu về nơi ở, diện tích đất trồng trọt tăng cao.

    Đặc biệt là đối với những cộng đồng dân cư sinh sống lâu đời tại các khu vực nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn Thiên nhiên, Văn hóa Đồng Nai cũng như các vùng tiếp giáp, lân cận.

    Với sự hỗ trợ từ HSI, với quyết tâm bảo tồn quần thể voi tại tỉnh Đồng Nai, hội thảo sẽ tìm ra hướng để chung sống hài hòa giữa voi và người.

    Nhưng chắc chắn một điều, phải tránh được sự “xâm lấn, chồng lấn“ về môi trường sống của nhau thì sự hài hòa mới có thể tồn tại.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU