noel giáng sinh vui vẻ
Thứ hai, Tháng mười hai 2, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngDoanh nghiệpBất chấp chi phí tăng cao, "anh em" ngành sữa vẫn rủ...

    Bất chấp chi phí tăng cao, “anh em” ngành sữa vẫn rủ nhau báo lãi

    Nguyễn Phương Anh
    Thứ 6, 25/11/2022 | 13:05

    Năm 2022, các chuyên gia của SSI Research đã nhận định, giá bơ và sữa trên thị trường quốc tế duy trì ở mức cao, do nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt và sản lượng tại các khu vực sản xuất sữa lớn ở Tây Âu cũng như châu Đại Dương thấp hơn dự kiến.

    Đồng thời theo dự báo của Rabobank thị trường thế giới tiếp tục duy trì mức giá cao đối với mặt hàng sữa trong năm 2022. Nguyên nhân là do nhu cầu nhập khẩu mạnh do từ thị trường Trung Quốc.

    Song, nhu cầu nhập khẩu của quốc gia này có thể sẽ bắt đầu giảm vào năm tới khi tồn kho tăng và hoạt động logistic toàn cầu cải thiện, cũng như kế hoạch mở rộng đàn bò của Trung Quốc để tăng nguồn cung trong nước bắt đầu đem lại sản lượng.

    Kết thúc 9 tháng đầu năm 2022, trước những biến động của thị trường, doanh nghiệp ngành sữa Việt Nam mặc dù chịu ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu đầu vào tăng nhưng vẫn giữ được đà tăng trưởng trong cả doanh thu và lợi nhuận.

    Chi phí tiếp tục bào mòn lợi nhuận 

    Theo báo cáo tài chính mới công bố, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) ghi nhận 16.094 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III/2022, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Tuy vậy, giá vốn hàng bán trong quý phát sinh cao so với quý III/2021 dẫn đến lợi nhuận gộp giảm xuống chỉ còn 6.350 tỷ đồng.

    Đáng chú ý, biên lợi nhuận gộp của Vinamilk đã liên tục đi lùi, chỉ đạt 39,5% trong quý vừa qua, đây cũng là mức thấp nhất trong vòng 7 năm trở lại đây của doanh nghiệp hàng đầu ngành sữa này

    Sau khi trừ các chi phí, Vinamilk báo lãi 2.323 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên so với quý II vừa qua, Vinamilk đã ghi nhận đà tăng trưởng lợi nhuận hơn 10,4%.

    Năm 2022, Vinamilk đặt ra mục tiêu doanh thu đạt 64.070 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 12.000 tỷ đồng, tương ứng đạt 105% và 93% so với năm 2021. Như vậy sau 9 tháng, công ty đã hoàn thành 70% kế hoạch doanh thu và 68% kế hoạch lợi nhuận; tương đương 44.887 tỷ đồng và 8.200 tỷ đồng.

    Tính đến cuối tháng 9/2022, tổng tài sản của doanh nghiệp ngành sữa trên là 51.200 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 53.332 tỷ đồng đầu năm. Trong đó chiếm đa số là tài sản ngắn hạn với 67%, tương đương 34.373 tỷ đồng.

    Dư nợ phải trả đến cuối kỳ của công ty ở mức 17.355 tỷ đồng, chủ yếu đến từ các khoản vay ngắn hạn bằng USD tại 7 ngân hàng. Đáng chú ý, trong kỳ công ty ghi nhận thêm khoản vay trị giá 2.338 tỷ đồng từ DBS Bank.

    Một doanh nghiệp khác của ngành sữa Việt Nam ghi nhận doanh thu khởi sắc là Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (UPCoM: IDP).

    Theo đó, dưới sự dẫn dắt của Blue Point và Chứng khoán Bản Việt (VCSC), doanh thu thuần IDP đạt được trong quý III/2022 ghi nhận tăng 32%, đạt 1.630 tỷ đồng. Mặc dù giá vốn hàng bán trong quý III/2022 của công ty tăng hơn 41% nhưng lợi nhuận gộp vẫn thu về 606 tỷ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ.

    Trong bản công bố thông tin gửi tới các nhà đầu tư, công ty cho biết quý III vừa qua sức tiêu dùng ngành sữa đã ổn định. Hơn 85% doanh thu của Vinamilk đến từ đóng góp của thị trường trong nước.

    Bên cạnh đó, công ty cũng gặp nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất do lạm phát ở các thị trường trên thế giới.

    Lũy kế 9 tháng đầu năm, IDP ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 4.415 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 645 tỷ đồng, lần lượt tăng 22% và 19% so với cùng giai đoạn của 2021. 

    Năm 2022, công ty đặt ra kế hoạch doanh thu thuần 5.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 452 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp đã hoàn thành được 80% kế hoạch doanh thu năm và vượt kế hoạch lợi nhuận sau thuế của 2022. Trước đó, IDP đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm sau nửa đầu năm. 

    Cũng chung xu hướng của các doanh nghiệp cùng ngành Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk, UPCoM: MCM) vừa có báo cáo tài chính quý III/2022 với mức tăng trưởng nhẹ. Cụ thể, dưới sự lãnh đạo của Vinamilk doanh thu thuần của Mộc Châu Milk đạt 832 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 99 tỷ đồng tăng lần lượt 5%, 4% so với cùng kỳ năm trước. 

    Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp đạt 2.346 tỷ đồng doanh thu tăng 6%, 274 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế tăng 19% so với cùng kỳ. 

    Năm 2022, Mộc Châu Milk đặt mục tiêu doanh thu 3.122 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 343,5 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp hoàn thành 75% kế hoạch doanh thu, 80% kế hoạch lợi nhuận năm sau ba quý.

    Về tình hình tài chính của công ty, tại ngày 30/9, tổng tài sản của công ty đạt 2.560 tỷ đồng tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó, doanh nghiệp ngành sữa này có 1.450 tỷ đồng tiền gửi ngắn hạn tại các ngân hàng. Cuối tháng 9/2022, Mộc Châu Milk sở hữu 264 tỷ đồng hàng tồn kho, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu đến từ nguyên vật liệu và thành phẩm.

    Giá nguyên liệu giảm bù đắp biến động tỉ giá

    Theo dự báo mới đây của Công ty Chứng khoán VNDirect, đồng USD tăng mạnh lên sẽ gây áp lực khiến tỉ giá USD/VND liên ngân hàng tăng lên mức cao nhất trong lịch sử. Theo quan điểm của VNDirect, các nhà xuất khẩu sữa, đường sẽ phải chịu ảnh hưởng tiêu cực.

    Phân tích cụ thể về tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp sản xuất sữa, các chuyên gia VNDirect cho rằng VNM sẽ phải đối mặt với một thách thức mới từ biến động tỉ giá. Lý do là hơn 50% nguyên liệu sữa của VNM được nhập khẩu từ Châu Âu để sản xuất sữa bột và bột dinh dưỡng.

    Tuy nhiên, các chuyên gia kỳ vọng, giá sữa bột sẽ tiếp tục giảm giảm và giao dịch ở mức thấp hơn 5,0% so với năm 2022 khi Trung Quốc tiếp tục chính sách zero-Covid và sản lượng bột sữa toàn cầu năm 2023 tăng 1,5% so với cùng kỳ.

    VNDirect cho rằng giá nguyên liệu thấp hơn sẽ bù đắp cho mức ảnh hưởng từ biến động tỉ giá đến biên lợi nhuận gộp trong 2023.

    Bên cạnh đó, các chuyên gia nhận định chi phí tài chính của doanh nghiệp sữa sẽ tăng đáng kể trong giai đoạn 2022-2023. Tuy nhiên đối với VNM, doanh nghiệp này vẫn đang duy trì sức khỏe tài chính lành mạnh với vị thế tiền mặt cao và đòn bẩy tài chính ở mức thấp (0,3 lần) giúp công ty giảm rủi ro do tăng lãi suất và biến động tỉ giá.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU