noel giáng sinh vui vẻ
Thứ sáu, Tháng mười 25, 2024
spot_img
More
    Trang chủĐời sống - Xã hộiQuan điểmTạo kết nối liên thông để Thủ đô chia sẻ nguồn lực...

    Tạo kết nối liên thông để Thủ đô chia sẻ nguồn lực với các địa phương

    Nhiều ĐBQH kỳ vọng việc sửa đổi Luật Thủ đô sẽ là động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

    Đầu tàu kéo theo các địa phương phát triển

    Ngày 10/11, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) chính thức được trình ra Quốc hội, cùng ngày các ĐBQH đã thảo luận tại tổ về dự án Luật này.

    Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Lý Thị Lan  – Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang nhận thấy qua nghiên cứu hồ sơ, dự thảo Luật chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ.

    Đặc biệt, trong hồ sơ có một bản tập hợp ý kiến về cơ chế, chính sách phát triển của Thủ đô các nước nhằm cung cấp thêm cho các đại biểu để nghiên cứu, đây là điểm mới trong dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi lần này.

    Là đại biểu của địa phương, nhưng đại biểu Lan cho biết bà cũng rất quan tâm đến việc sửa đổi Luật Thủ đô lần này. Bởi, theo bà Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị văn hóa của cả nước, có nhiều giá trị về văn hóa, di sản, giáo dục…

    Đối thoại - Tạo kết nối liên thông để Thủ đô chia sẻ nguồn lực với các địa phương

    ĐBQH Lý Thị Lan trao đổi bên hành lang Quốc hội.

    “Tôi kỳ vọng rằng dự án Luật này được các đại biểu tham gia với tinh thần trách nhiệm để làm sao Thủ đô có chính sách, cơ chế đặc thù để Thủ đô phát huy được hết giá trị vốn có của mình. Khi Thủ đô là trái tim của cả nước phát triển thì sẽ là động lực, đầu tàu kéo theo các địa phương khác kết nối liên thông để phát triển”, đại biểu Lan nhấn mạnh.

    Đại biểu Trần Thị Vân – Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh cho biết, qua tiếp xúc cử tri và lấy ý kiến đóng góp vào dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trước kỳ họp thứ 6, đa số ý kiến cho rằng, việc sửa đổi Luật Thủ đô là cần thiết để kịp thời thể chế hóa quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15, Nghị quyết số 06, Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị và các chủ trương của Đảng tại các nghị quyết có liên quan.

    “Việc sửa đổi Luật Thủ đô cũng sẽ khắc phục những tồn tại, hạn chế; tạo cơ sở pháp lý thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, với mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm với thủ đô các nước phát triển trong khu vực như mục tiêu Bộ Chính trị đề ra”, bà Vân nhấn mạnh.

    Đối thoại - Tạo kết nối liên thông để Thủ đô chia sẻ nguồn lực với các địa phương (Hình 2).

    Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị văn hóa của cả nước, có nhiều giá trị về văn hóa, di sản… (Ảnh: Hữu Thắng).

    Cơ bản tán thành với những chính sách đặc thù, mang tính đột phá trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nữ đại biểu đoàn Bắc Ninh cho rằng dự thảo luận cần quy định cụ thể hơn các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ nhưng cũng đồng thời là giao nhiệm vụ cho chính quyền thành phố Hà Nội trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.

    Các cơ chế, chính sách được thiết kế trong dự thảo Luật phải rõ ràng, rành mạch về phạm vi, nội dung phân quyền; lĩnh vực phân quyền phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tính khả thi và có cơ chế kiểm soát quyền lực thông qua việc quy định cụ thể quy trình, thủ tục thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các cơ quan.

    Đồng thời, cần bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện nhiệm vụ của Thủ đô là trung tâm chính trị – hành chính của quốc gia, đồng thời là đô thị đặc biệt.

    Các nội dung về chính sách đặc thủ của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng cần bảo đảm cụ thể, rõ nội dung, phạm vi, đối tượng phân quyền và cơ chế phân cấp, ủy quyền tiếp gắn với chế độ trách nhiệm; hạn chế những quy định không mang tính quy phạm…

    Phải giữ được truyền thống văn hóa

    Trước đó, thảo luận tại tổ chiều 10/11 về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng – Trưởng đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho biết, Thành phố đã rất dày công để chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật Thủ đô.

    Theo Bí thư Hà Nội, nhiều nội dung trong Luật Thủ đô năm 2012 còn bất cập, khó triển khai thực hiện trong thực tiễn, một số nội dung nếu thực hiện không đúng quy định vì chưa có cơ chế. Trong đó, Nghị quyết số 15  về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 yêu cầu phải đưa ra những cơ chế vượt trội, phân cấp ủy quyền mạnh cho Thủ đô Hà Nội.

    Đối thoại - Tạo kết nối liên thông để Thủ đô chia sẻ nguồn lực với các địa phương (Hình 3).

    Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng.

    “Nội dung quan trọng trong việc sửa đổi Luật Thủ đô lần này theo tinh thần Nghị quyết số 15 là phải xây dựng cơ chế, chính sách vượt trội. Đồng thời, tăng quyền và giao quyền cho Hà Nội triển khai thực hiện các lĩnh vực. Bởi hiện nay có nhiều cơ chế, chính sách vẫn còn giao quyền nửa vời”, ông Dũng nhấn mạnh.

    Góp ý trực tiếp vào vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn (Điều 33), ông Đinh Tiến Dũng cho biết, việc phát triển nông nghiệp sinh thái của Thủ đô thực hiện theo mô hình nông nghiệp bền vững, chú trọng đến sự tương tác giữa các yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế nhằm bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, tạo ra các sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm.

    Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, việc quy hoạch nông thôn của Hà Nội rất quan trọng khi tiến trình đô thị hóa nông thôn ngày càng lớn.

    Trong đó, cần phải bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Hà Nội, với hơn 1.300 làng nghề và làng có nghề cần được lưu giữ và phát triển. Cùng với đó, cần chú trọng phát triển du lịch với mục tiêu Hà Nội là điểm đến của du khách, qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân, tạo sinh kế cho người dân ở các địa phương và qua đó tăng ngân sách cho thành phố.

    “Dù phát triển đô thị đến mấy cũng phải giữ được truyền thống văn hóa, không để đô thị hóa ảnh hưởng đến văn hóa nông thôn”, ông Dũng nhấn mạnh.

    Để Hà Nội trở thành trung tâm y khoa nổi tiếng thế giới

    Trao đổi thêm về các chính sách liên quan đến y tế trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Tp.Hà Nội) nhấn mạnh, Thủ đô là nơi tập trung rất nhiều các bệnh viện, không chỉ là cấp Tp. mà còn là cấp quốc gia.

    Các bệnh viện Trung ương nổi tiếng đều có mặt ở Thủ đô. Điều đó đồng nghĩa với việc Hà Nội có hệ thống trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế rất tốt, đó là một lợi thế không được đánh mất.

    “Nói là y tế Thủ đô nhưng bản chất phục vụ không chỉ cho người dân Thủ đô mà phục vụ cho cả nước. Phải có nghiên cứu khoa học, triển khai những kỹ thuật rất hiện đại để Thành phốtrở thành trung tâm y khoa nổi tiếng của thế giới”, ông Trí nói.

    Do đó, về mặt tổ chức, đại biểu kiến nghị cần phải có những trung tâm y tế cực lớn, tầm cỡ của quốc tế đóng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Đó là một tổ hợp gồm nhiều bệnh viện, nhiều chuyên khoa đầu ngành.

    “Phải tận dụng lợi thế của Hà Nội, phục vụ không chỉ cho người Hà Nội mà cho cả nước. Đồng thời, cần thiết lập một mạng lưới các trạm y tế, các phòng khám, các bệnh viện nhỏ, lan tỏa, len lỏi được vào các khu dân cư, các đường phố có nhân dân sinh sống để khi có người gặp phải bất kỳ tình huống nào đã tiếp cận được cơ sở đó. Điều này rất quan trọng”, ông Trí bày tỏ.

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU