noel giáng sinh vui vẻ
Thứ bảy, Tháng mười 12, 2024
spot_img
More
    Trang chủThị trườngKinh tế vĩ mô3 nhóm định hướng lớn phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

    3 nhóm định hướng lớn phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

    Bộ KH&ĐT dự kiến phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng với 3 nhóm định hướng về tổ chức không gian phát triển vùng, phát triển 8 ngành, lĩnh vực và phát triển hạ tầng.

    Sáng 20/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính – Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (đồng bằng sông Hồng), chủ trì hội nghị lần thứ nhất của Hội đồng.

    Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng cho rằng, việc Thủ tướng là Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng thể hiện sự quan tâm sâu sắc của người đứng đầu Chính phủ đối với Vùng – một trong 2 vùng động lực phát triển hàng đầu và là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

    Phát triển vùng còn nhiều hạn chế

    Theo Bộ trưởng, mặc dù đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của cả nước, nhưng phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng đã và đang đối mặt với nhiều thách thức và còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém.

    Cụ thể, các địa phương phát triển không đồng đều, tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào vốn và lao động; cơ cấu thu ngân sách chưa bền vững. Một số địa phương phụ thuộc quá nhiều vào một vài dự án đầu tư nước ngoài FDI quy mô lớn.

    Các khu công nghiệp thiếu liên kết, chưa hình thành được các cụm liên kết ngành. Hệ thống đô thị phát triển chưa hợp lý, thiếu bền vững, còn nhiều bất cập. Quản lý đất đai, tài nguyên còn nhiều hạn chế; ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp, nhất là nước thải, chất thải nguy hại, vấn đề ách tắc giao thông; tình trạng quá tải của các bệnh viện tuyến cuối Trung ương tại Hà nội chưa được khắc phục.

    Kinh tế vĩ mô - 3 nhóm định hướng lớn phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

    Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tại hội nghị (Ảnh: Nhật Bắc).

    Để đạt được các mục tiêu chung cho vùng theo định hướng quy hoạch, từng bước hình thành một thể chế liên kết vùng mạnh, hiệu quả, thực hiện nhiệm vụ Thường trực của Hội đồng vùng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đề nghị các thành viên Hội đồng và đại biểu tập trung thảo luận vào một số nội dung chủ yếu.

    Thứ nhất, cho ý kiến về một số định hướng quy hoạch phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Bộ KH&ĐT đã dự kiến phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng với 3 nhóm định hướng lớn, gồm: Tổ chức không gian phát triển vùng gắn với 4 hành lang kinh tế, 4 vùng động lực, đô thị và cực tăng trưởng, 2 tiểu vùng kinh tế;

    Phát triển 8 ngành, lĩnh vực chủ yếu với trọng tâm là phát triển công nghiệp hiện đại, có lợi thế cạnh tranh của vùng; các ngành dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao về du lịch, công nghệ thông tin, tài chính-ngân hàng, logistics, giáo dục đào tạo, y tế… gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo;

    Phát triển kết cấu hạ tầng vùng, với trọng tâm là phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông kết nối liên vùng, như các tuyến đường bộ cao tốc liên vùng và nội vùng, tuyến đường Vành đai 4, Vành đai 5 vùng Thủ đô, tuyến đường sắt tốc độ cao, hạ tầng cảng biển, cảng hàng không…

    Nghiên cứu cho phép phát hành trái phiếu quốc tế

    Bộ trưởng cũng đề nghị nghiên cứu các cơ chế, chính sách huy động hiệu quả nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng, nhất là hạ tầng giao thông, phân cấp cho các địa phương chủ động thực hiện các dự án liên vùng kết nối; nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng để đầu tư xây dựng các dự án liên vùng;

    Nghiên cứu đề xuất cho phép phát hành trái phiếu quốc tế hoặc vay ODA để đầu tư đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội hoặc cho phép áp dụng các mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD) cho các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao liên vùng và các trục giao thông chính của vùng gắn với hành lang kinh tế, nhằm khai thác tối đa không gian ngầm, mở rộng không gian phát triển, giải quyết các vấn đề của đô thị nén như ách tắc giao thông, ngập úng, ô nhiễm môi trường …

    Kinh tế vĩ mô - 3 nhóm định hướng lớn phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng (Hình 2).

    Có đề xuất cho phép phát hành trái phiếu quốc tế hoặc vay ODA để đầu tư đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội (Ảnh: Phạm Tùng).

    Tập trung giải quyết căn bản các vấn đề môi trường, nhất là rác thải, khí thải, ô nhiễm tại các dòng sông, tình trạng ngập úng ở Hà Nội, Hải Phòng và các đô thị lớn.

    Tập trung phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hàng đầu của cả nước.

    Kết nối hiệu quả với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia đã được hình thành, gắn với xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Hồng, các khu trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo tại Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam.

    “Hà Nội sẽ tiếp nhận Khu công nghệ cao Hòa Lạc nên cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chính sách để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của Khu công nghệ cao gắn với các viện nghiên cứu, trường đại học của Thành phố để trở thành trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo của vùng”, Bộ trưởng nêu.

    Bộ trưởng cũng đề nghị nghiên cứu đề xuất các cơ chế đặc thù cho vùng Đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, Bộ Tư pháp đang phối hợp với Hà Nội xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) trong đó có 80 chính sách mới, đột phá cho thành phố nhằm phát triển Hà Nội trở thành trung tâm đầu não, chính trị, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và y tế của vùng; tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao….

    ĐỌC THÊM
    - Advertisment -spot_img

    ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU